Xsmb Đại Phát

Vốn, kinh nghiệm, nhân lực... ở đâu ?Khoản 3 Điều 78 dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) quy định Tổng liên lich am

【lich am】Ai nên làm nhà ở xã hội trong khu công nghiệp?

Vốn,ênlàmnhàởxãhộitrongkhucôngnghiệlich am kinh nghiệm, nhân lực... ở đâu ?

Khoản 3 Điều 78 dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) quy định Tổng liên đoàn Lao động VN (TLĐ) được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) cho đoàn viên công đoàn thuộc đối tượng được hưởng chính sách NOXH làm việc tại các khu công nghiệp (KCN) thuê.

Ai nên làm nhà ở xã hội trong khu công nghiệp ? - Ảnh 1.

Một dự án nhà ở công nhân được xây dựng ở TP.Thủ Đức, TP.HCM

Đình Sơn

Tuy nhiên, lãnh đạo một doanh nghiệp (DN) bất động sản tại TP.HCM cho rằng với cơ chế hiện nay, DN làm NOXH, nhà ở công nhân (NOCN) còn khó khăn vô vàn, thậm chí còn khó hơn làm nhà ở thương mại. Trong khi đó, TLĐ là tổ chức chính trị-xã hội, không có chức năng kinh doanh. Nếu giao TLĐ đầu tư NOCN thì phải thông qua DN trực thuộc hoặc những đơn vị có chức năng kinh doanh bất động sản. Vì vậy, nên có cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực xã hội là các chủ đầu tư các KCN, các DN sử dụng người lao động, các công ty bất động sản trên cả nước. 

Hiện tại các KCN cũng quy định chủ đầu tư phải dành quỹ đất xây NOCN bên trong, chỉ cần có cơ chế thoáng là các DN tham gia. Chưa kể việc đầu tư NOXH, NOCN thường rủi ro, chậm thu hồi vốn. Nếu quản lý không tốt sẽ gây ra hệ lụy khó lường, thậm chí thất thoát, mất vốn. Điển hình là Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM được UBND TP giao xây dựng một dự án NOXH tại Q.Bình Tân nhưng xây mãi không xong và đã xảy ra khiếu nại, khiến kiện nhiều năm. Dự án xây dựng ì ạch, kéo dài do cũng phải liên kết với một DN bất động sản để làm và do các cơ chế phối hợp không tốt, kinh nghiệm không có.

Để hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người lao động và có cơ chế sử dụng hiệu quả nguồn công đoàn phí (lấy từ kinh phí DN đóng 2% và công đoàn viên 1%), chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh đề xuất: TLĐ không thể tự làm mà phải thành lập pháp nhân phi lợi nhuận để đầu tư, quản lý. Khi đó, NOCN chỉ cho thuê với giá ưu đãi cho đối tượng là thành viên công đoàn, với những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể. Đồng thời cần có chủ trương khuyến khích các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, các thành phần DN khác tham gia tích cực hơn vào phát triển NOXH cho công nhân. "Muốn làm được nhiều NOXH, nhất là ở các TP lớn, cần tạo cơ chế thông thoáng để kêu gọi các thành phần DN tham gia", ông Chánh nói.

Muốn làm được nhiều NOXH, nhất là ở các TP lớn, cần tạo cơ chế thông thoáng để kêu gọi các thành phần DN tham gia.

Chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh

Ông Lê Hữu Nghĩa, Phó chủ tịch Hội DN TP.HCM, đặt vấn đề nếu TLĐ làm được thì tốt nhưng nguồn vốn lấy từ đâu? Kinh nghiệm làm NOXH đã có chưa? Có con người để làm hay không? Cơ chế thế nào? Đây vẫn là những dấu hỏi rất lớn. Nếu giao rồi, TLĐ lại liên kết với các DN tư nhân làm, sau đó phải mua lại, thuê lại giá thành đội lên thì càng tệ hơn. Không những thế, nếu không có cơ chế rõ ràng, khi làm chất lượng không đảm bảo lại không hiệu quả, gây thất thoát, thậm chí bỏ hoang như tình trạng nhà tái định cư ở TP.HCM, Hà Nội bỏ hoang hàng chục ngàn căn. 

"Tại sao trong các KCN có đất quy hoạch sẵn làm NOCN lại không cho cơ chế như các dự án BT trong hạ tầng. TLĐ đặt hàng DN làm, sau đó DN xây dựng xong chuyển giao lại. Kế đó, TLĐ cho công nhân thuê theo nhu cầu đã khảo sát trước", ông Nghĩa đề nghị và cho rằng hiện nay các địa phương cũng được giao làm NOXH nhưng cũng không có nguồn vốn để làm, cũng phải xã hội hóa mời gọi DN làm hoặc giao cho các công ty nhà nước làm. Chính vì vậy, nếu giao thêm nhiệm vụ làm NOXH cho TLĐ thì cơ chế, nguồn lực không biết lấy ở đâu.

Tổng liên đoàn có 5.600 tỉ đồng

Ở chiều ngược lại, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ủng hộ TLĐ tham gia đầu tư NOXH cho công nhân. Không chỉ TLĐ mà cả Hội phụ nữ, Hội thanh niên cũng làm được. Bởi theo ông Châu, khi VN gia nhập các tổ chức quốc tế thì đều có điều khoản về quyền tự do lập hội của người dân. VN tới nay chưa thông qua được luật về hội nhưng trong tương lai rồi sẽ thông qua. Lúc đó, TLĐ phải cạnh tranh với nhiều tổ chức của người lao động không phải do nhà nước lập nên cần ủng hộ TLĐ được tham gia thực hiện đầu tư xây dựng NOXH cho công nhân trong các KCN để cho thuê. Ở bên ngoài KCN thì sẽ để chính quyền địa phương và DN lo. 

"Mặt khác, các địa phương được làm NOXH thì cũng nên để TLĐ đầu tư NOXH theo luật Đầu tư, với sự tham gia của Ban Quản lý dự án thiết chế công đoàn thuộc TLĐ. Đến nay, TLĐ đã bố trí cho Ban Quản lý dự án thiết chế công đoàn khoảng 5.600 tỉ đồng để phát triển NOXH cho công nhân. Đơn vị này đã từng làm dự án NOXH ở TP.HCM nên có thể làm chủ đầu tư được ngay NOXH cho công nhân. Nếu không muốn làm thì đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư. Những người làm trong TLĐ cũng giống UBND các tỉnh, không nhất thiết phải là kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư nhưng trong Ban Quản lý dự án thiết chế công đoàn trực thuộc họ có các chuyên gia trong các lĩnh vực. Những người này sẽ đứng ra quản lý, điều hành", ông Lê Hoàng Châu nói.

Mới đây, tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch TLĐ Ngọ Duy Hiểu đánh giá nhu cầu về NOCN là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng của nhà nước thì còn hạn chế, DN chưa mặn mà với NOXH nói chung. Do vậy, rất cần một hệ thống pháp luật có khả năng khai phóng để huy động mọi lực lượng xã hội, trong đó có công đoàn tham gia xây dựng nhà ở cho nhóm đối tượng này.

Trước thực trạng bức xúc về nhà ở của công nhân, theo đề xuất của TLĐ, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 655 phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, khu chế xuất" (sau này sửa đổi thành Quyết định số 1729). Trên cơ sở Quyết định 655, TLĐ đã tổ chức triển khai dự án NOCN ở các địa phương khác nhau, trong đó có khu thiết chế Công đoàn tỉnh Hà Nam gồm 5 tòa nhà, với tổng số 244 căn hộ, đã cho công nhân thuê 100%. Hiện quá trình vận hành đến nay không phát sinh vấn đề gì lớn ngoài một số vấn đề tương tự như phát sinh trong việc vận hành các nhà chung cư khác. 

Đến nay, đã có 36 địa phương giới thiệu địa điểm khu đất cho TLĐ, trong đó có 13 đơn vị đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Định hướng đầu tư của TLĐ là chỉ xây dựng nhà để cho thuê, với một số lượng rất ít trong nhu cầu lớn về nhà ở của công nhân. Đầu tư được ưu tiên ở những địa bàn cần kíp, khó khăn, có tính chất tượng trưng, vừa tham gia giải quyết nhu cầu cấp bách về NOCN, vừa khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn để tập hợp người lao động. Nguồn vốn được lấy từ nguồn tiết kiệm chi hành chính theo Đề án 655 và từ Quỹ đầu tư của TLĐ, với tổng số vốn khoảng 5.600 tỉ đồng; cơ quan tổ chức thực hiện là Ban Quản lý dự án thiết chế công đoàn.

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 7 triệu lao động tại gần 400 KCN. Tỷ lệ nhà ở phục vụ công nhân tại các KCN, khu chế xuất hiện đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Một khảo sát mới đây của Viện Công nhân - Công đoàn cho thấy khoảng 90% công nhân di cư phải thuê trọ tại khu dân cư với điều kiện chật hẹp, ẩm thấp, không đảm bảo tái tạo sức lao động, sinh hoạt lâu dài. Do vậy, việc đầu tư NOCN trong các KCN để cho thuê là vấn đề bức thiết.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap